Thả một trái tim đỏ chói - Truyện ngắn dự thi của An Phúc
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.ĐBSCL đang chuyển hướng
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Nhức nhối nạn mại dâm trá hình - Kỳ 2: Tinh vi 'tú ông' mại dâm online
Khoe loạt hình ảnh chụp bên cạnh những cây hoa mai tại gia trên mạng xã hội, Phan Hồng Nhân (31 tuổi), ngụ tại tỉnh Tiền Giang, cho hay đây là món quà mà ba dành cho gia đình.
Ngày 31.1 (mùng 3 tết), lãnh đạo UBND xã Hòa Thành, TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ phóng hỏa đốt nhà làm 3 người bị thương.Thông tin ban đầu, khoảng 2 giờ 22 ngày 30.1 (mùng 2 tết), căn nhà của bà P.M.C (46 tuổi, ngụ ấp Cái Ngang, xã Hòa Thành, TP.Cà Mau) bất ngờ bốc cháy do bị tạt xăng và phóng hỏa từ bên ngoài.Lúc xảy ra cháy, trong nhà có 6 người, trong đó 3 người bị thương, gồm: bà L.K.A (72 tuổi, mẹ ruột bà C.) bị bỏng nặng, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau, sau đó chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ; P.V.D (chị ruột bà C.) bị bỏng tay và chân, hiện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau và bà C. bị bỏng nhẹ ở chân.Vụ cháy làm hư hỏng nhiều tài sản trong nhà, ước thiệt hại khoảng 14 triệu đồng. Ngay sau khi nhận tin báo, Công an xã Hòa Thành phối hợp Công an TP.Cà Mau có mặt tại hiện trường, lập hồ sơ vụ việc và mời những người liên quan làm việc.Qua điều tra ban đầu, cơ quan công an xác định nghi phạm gây ra vụ phóng hỏa là ông P.T.S (45 tuổi, con trai ruột bà A.). Nguyên nhân vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
Ngủ ngáy - cần lưu ý chứng ngưng thở nguy hiểm
Chất lượng giấc ngủ có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. Và các nhà nghiên cứu cho biết cứ 5 người lớn tuổi thì có 1 người bị mất ngủ.Nghiên cứu đã công bố trước đây cho thấy tập thể dục giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ, nhưng không rõ loại bài tập nào hữu ích nhất.Nhằm tìm hiểu xem đâu là bài tập tốt nhất để giải quyết chứng mất ngủ ở người lớn tuổi, các nhà khoa học từ Bệnh viện Ramathibodi, Đại học Mahidol, Bangkok (Thái Lan) đã phân tích dữ liệu từ 24 nghiên cứu, bao gồm 2.045 người trong độ tuổi từ 60 tuổi, từ châu Á, châu Mỹ và châu Âu.Các tác giả đã so sánh các bài tập thể dục với các hoạt động thường ngày, ở những người mắc chứng mất ngủ, bằng cách sử dụng chỉ số chất lượng giấc ngủ toàn cầu Pittsburgh (GPSQI).Các loại bài tập được nghiên cứu bao gồm: Hơn một nửa số người tham gia tập với cường độ từ nhẹ đến trung bình, mỗi lần tập khoảng 50 phút, 2 - 3 lần/tuần. Chương trình tập thể dục kéo dài trung bình 14 tuần.Kết quả đã phát hiện bài tập tăng cường sức đề kháng hoặc sức mạnh cơ bắp, nâng tạ hoặc sử dụng trọng lượng cơ thể (như ngồi xổm, hít đất, nâng chân), có thể là loại bài tập tốt nhất để giải quyết chứng mất ngủ ở người lớn tuổi - giúp cải thiện chỉ số GPSQI lên 5,75 điểm, theo trang tin khoa học ScitechDaily.Bài tập aerobic cải thiện GPQSI 3,76 điểm, trong khi bài tập kết hợp cải thiện 2,54 điểm.Nghiên cứu kết luận rằng: Tập thể dục, đặc biệt là bài tập tăng cường sức đề kháng và bài tập aerobic, có lợi cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, theo ScitechDaily.